LUẬT SƯ NHUNG CHIA SẺ QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ: MỸ PHẨM DƯỚI “TẦNG NGẦM” - KỲ 2: SỰ THẬT SAU ÁNH ĐÈN LIVESTREAM

30/05/2025 - 30
Sau ánh đèn rực rỡ của các buổi livestream bán hàng là một “thế giới ngầm” đầy biến tướng – nơi mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, không kiểm định chất lượng được rao bán công khai mỗi ngày. Những lời quảng cáo hấp dẫn, doanh thu hàng chục triệu chỉ sau vài giờ phát sóng... nhưng ít ai biết được sự thật đằng sau đó. Trong kỳ này, phóng viên đã có buổi làm việc với Luật sư Lê Nhung để làm rõ hơn những góc khuất pháp lý xoay quanh hoạt động livestream bán mỹ phẩm trôi nổi.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

    Ở kỳ đầu tiên của loạt bài: “Mỹ phẩm dưới ‘tầng ngầm’” với những thông tin từ việc khởi tố vụ án sản xuất hàng giả là mỹ phẩm, liên quan đến doanh nghiệp của chồng ca sĩ Đoàn Di Băng, chúng tôi đã khắc họa một lát cắt nhức nhối về thực trạng quảng cáo và phân phối mỹ phẩm trên nền tảng mạng xã hội.

    Sau ánh sáng livestream là cả một vùng mờ pháp lý bị bỏ ngỏ, nơi sản phẩm chưa được kiểm nghiệm vẫn vô tư gắn mác “thần dược” để chào bán, nơi nghệ sĩ, người nổi tiếng trở thành điểm tựa lan truyền niềm tin mù quáng thay vì minh bạch pháp lý.

    Nhưng Hanayuki của gia đình ca sĩ Đoàn Di Băng không phải cá biệt. Đó chỉ là phần nổi trong một thế giới mỹ phẩm đang vận hành ngầm, công khai nhưng thiếu kiểm soát, nơi cơ chế hậu kiểm bất lực, quy định pháp luật chưa bắt kịp thực tiễn, và trách nhiệm của người quảng cáo, người phát hành nội dung vẫn còn lỏng lẻo. Những tầng ngầm ấy đang được nuôi dưỡng bởi một hệ sinh thái lấp lánh của hình ảnh, lời nói và cảm xúc, trong khi niềm tin và sức khỏe người tiêu dùng thì ngày càng mong manh.

    my-pham-duoi-tang-ngam-ky-2-su-that-sau-anh-den-livestream-1.jpg

    Nhà máy EBC tại KCN Giang Điền. Ảnh: Thái Hà

    Ở kỳ này, chúng tôi sẽ tiếp tục bóc tách những kẽ hở đã giúp mỹ phẩm không rõ nguồn gốc “đội lốt” sản phẩm chất lượng cao, thâm nhập vào đời sống tiêu dùng. Khi cảm xúc được đẩy lên cao hơn cả chuẩn mực pháp lý, khi ánh sáng livestream trở thành bình phong cho bóng tối sai phạm, câu hỏi đặt ra là: chúng ta đang bảo vệ điều gì: thương hiệu thật, người tiêu dùng thật, hay một thế giới ảo bị che lấp bởi hào quang giả tạo?

    Sự giả dối sau những màn livestream

    Thực tế, chỉ cần dạo qua mạng xã hội, không khó để thấy hàng loạt buổi livestream bán mỹ phẩm với hàng nghìn lượt xem. Họ có thể là nghệ sĩ, KOL, thậm chí người tiêu dùng bình thường. Với giọng nói truyền cảm, họ giới thiệu đủ loại sản phẩm với công dụng gần như “kỳ diệu”: trắng da chỉ sau vài lần bôi, trị dứt nám sau một tuần, phục hồi da tổn thương không cần liệu trình y tế.

    Những lời quảng cáo ấy thường đi kèm những cam kết chắc nịch: “Sản phẩm cực kỳ lành tính, phù hợp với mọi loại da”; “Em dùng hai tuần đã thấy da sáng bật tông rồi, không tin chị cứ thử đi”… Trong không khí thân mật của một buổi phát trực tiếp, cảm xúc được đẩy lên cao trào, khiến người xem dễ dàng tin tưởng và đặt mua.

    Sản phẩm gắn mác “handmade”, “thảo mộc thiên nhiên”, “đặc trị theo công thức gia truyền” cũng được chào bán không cần công bố, kiểm định hay chứng từ pháp lý. Nhiều người bán thậm chí còn tự chế sản phẩm tại nhà, rồi livestream bán với giá cao gấp nhiều lần giá trị thực.

    Và như vụ việc mỹ phẩm Hanayuki đã cho thấy, một sản phẩm không hề được cơ quan chức năng cấp phép, chưa qua kiểm nghiệm an toàn, vẫn có thể ung dung xuất hiện trong hàng loạt buổi livestream, với đủ hình ảnh nghệ sĩ, hotgirl quảng bá. Điều này không chỉ phản ánh sự dễ dãi trong kiểm soát, mà còn cho thấy một tầng ngầm nguy hiểm đang hình thành dưới lớp vỏ “tự nhiên, lành tính, thân thiện”.

    my-pham-duoi-tang-ngam-ky-2-su-that-sau-anh-den-livestream-2.jpg

    Sau ánh sáng livestream là cả một vùng mờ pháp lý bị bỏ ngỏ. Ảnh: K.N

    Không thể phủ nhận vai trò dẫn dắt thị hiếu tiêu dùng của giới nghệ sĩ và những người có ảnh hưởng. Nhưng cũng chính điều này khiến hệ sinh thái quảng cáo mỹ phẩm online tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi người nổi tiếng đứng ra giới thiệu, cam kết, thậm chí bảo chứng cho chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng sẽ dễ tin hơn mà bỏ qua yếu tố pháp lý.

    Lỗ hổng đáng lo ngại

    Từ góc nhìn pháp luật, các chuyên gia cảnh báo rằng, những hành vi này không thể xem nhẹ.

    Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, luật sư Lê Thị Nhung – Giám đốc Công ty Luật L&A Legal Experts cho rằng, dù dưới hình thức livestream hay chia sẻ cá nhân, khi cá nhân sử dụng hình ảnh, tiếng nói, uy tín để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng thì đó vẫn là hoạt động quảng cáo theo quy định pháp luật.

    Trường hợp nội dung giới thiệu sai sự thật, gây hiểu nhầm về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là thực phẩm, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, thì người quảng cáo có thể bị xử lý vi phạm hành chính, thậm chí liên đới trách nhiệm dân sự, hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.

    “Các nền tảng mạng xã hội cũng không thể vô can khi để tình trạng vi phạm kéo dài mà không có cơ chế gỡ bỏ, cảnh báo hiệu quả. Đây là lỗ hổng đáng lo ngại trong kiểm soát không gian mạng hiện nay”, luật sư Nhung chia sẻ.

    my-pham-duoi-tang-ngam-ky-2-su-that-sau-anh-den-livestream-3.png

    Đoàn kiểm tra của Sở Y tế Đồng Nai kiểm tra tại Công ty CP nhà máy y tế EBC Đồng Nai. Ảnh: VOV

    Trong khi đó, luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài – Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Chống hàng giả nhìn nhận, các sản phẩm mỹ phẩm quảng bá qua mạng xã hội hiện nay phần lớn đều chưa được kiểm chứng về nguồn gốc, thành phần, mức độ an toàn.

    “Khi nghệ sĩ, KOL tiếp tay cho việc này, vô hình trung đang hợp thức hóa một thị trường phi pháp. Nếu không có chế tài xử lý nghiêm minh, sớm muộn các “tầng ngầm” ấy sẽ ăn sâu vào ý thức cộng đồng, gây rối loạn niềm tin và đe dọa sự phát triển bền vững của ngành hàng chính quy”, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Chống hàng giả nhấn mạnh.

    Có thể thấy, những “tầng ngầm” đang vận hành âm thầm nhưng không còn lén lút. Khi ánh sáng livestream bị dùng để che đi bóng tối pháp lý, thì điều cần thiết hơn bao giờ hết là một khung hành lang pháp lý đủ mạnh, minh bạch và có cơ chế thực thi sát sao, để không ai có thể “kinh doanh rủi ro” dưới danh nghĩa bán hàng.

    Còn nữa…

    Nguồn: Mỹ phẩm dưới “tầng ngầm” - Kỳ 2: Sự thật sau ánh đèn livestream



    Bài viết gần đây
    Bài viết đọc nhiều nhất
    Bài viết cùng danh mục
    LUẬT SƯ NHUNG CHIA SẺ QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ: HÀNG TỒN - GÁNH NẶNG VÔ HÌNH ĐẨY TIỂU THƯƠNG RA LỀ CẢI CÁCH

    Hàng tồn không chỉ là những món hàng nằm im trên kệ, mà còn là gánh nặng âm thầm đè lên vai tiểu thương mỗi ngày. Trong guồng quay của thị trường, áp lực hàng tồn buộc nhiều tiểu thương phải tự tìm lối thoát, chủ động bước ra khỏi vùng an toàn để tự mình "cải cách". Luật sư Lê Nhung cũng đã có những chia sẻ đáng chú ý xung quanh vấn đề này.

    Xem thêm
    LUẬT SƯ NHUNG CHIA SẺ QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ: SỬA LUẬT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM: ĐỪNG ĐẨY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀO THẾ BÍ

    Dự thảo sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đang nhận được nhiều ý kiến góp ý từ cộng đồng doanh nghiệp. Trao đổi với Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Luật sư Lê Nhung đã có những chia sẻ xung quanh tác động của dự thảo này đối với khối doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    Xem thêm
    LUẬT SƯ LÊ NHUNG CHIA SẺ QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ: "VẾT RẠN" TRONG QUẢNG CÁO THỰC PHẨM – KỲ CUỐI: CẦN “TƯỜNG LỬA” CHO NIỀM TIN TIÊU DÙNG

    Niềm tin tiêu dùng với quảng cáo thực phẩm đang xuất hiện nhiều “vết rạn” khó lành, khi không ít sản phẩm được tô vẽ quá đà so với thực tế. Tại Báo diễn đàn Doanh nghiệp, Luật sư Lê Nhung đã lên tiếng về vấn đề này, cho rằng cần sớm thiết lập một “tường lửa” để bảo vệ người tiêu dùng trước những thông tin sai lệch.

    Xem thêm
    LUẬT SƯ LÊ NHUNG CHIA SẺ QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ: "VẾT RẠN" TRONG QUẢNG CÁO THỰC PHẨM – KỲ 4: KHI CƠ QUAN KIỂM TRA TRỞ THÀNH “LÁ CHẮN” BẤT ĐẮC DĨ

    Khi người tiêu dùng bị dẫn dắt, còn người kiểm tra lại bị “chắn đạn”… “Vết rạn” trong quảng cáo thực phẩm không chỉ nằm ở nội dung sai lệch, mà còn ở cách các cơ quan kiểm tra bị biến thành “lá chắn” bất đắc dĩ – Trong báo diễn đàn Doanh nghiệp Luật sư Lê Nhung chia sẻ thêm nhiều góc nhìn đáng suy ngẫm.

    Xem thêm
    LUẬT SƯ NHUNG CHIA SẺ QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ HẬU KIỂM MINH BẠCH, THỂ CHẾ LIÊM CHÍNH: GỠ "NÚT THẮT" CHO DOANH NGHIỆP TUÂN THỦ

    Giới hạn thanh tra doanh nghiệp một lần mỗi năm là tín hiệu tích cực về cải cách. Tuy nhiên, trong diễn đàn Doanh nghiệp luật sư Lê Nhung cho rằng hiệu quả thực tế còn phụ thuộc vào cách thực thi và mức độ liêm chính của bộ máy, nếu không, chính sách dễ bị vô hiệu qua các hình thức kiểm tra biến tướng.

    Xem thêm
    LUẬT SƯ LÊ NHUNG CHIA SẺ QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ CẤT CÁNH TỪ THỂ CHẾ - BÀI 2: TƯ DUY ĐỘT PHÁ, THỂ CHẾ KHAI THÔNG

    Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đến Nghị quyết 68-NQ/TW, khát vọng phát triển đang đặt thể chế vào tâm điểm của cải cách…

    Xem thêm
    Zalo icon