LUẬT SƯ NHUNG CHIA SẺ QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ: SỬA LUẬT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM: ĐỪNG ĐẨY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀO THẾ BÍ

04/06/2025 - 24
Dự thảo sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đang nhận được nhiều ý kiến góp ý từ cộng đồng doanh nghiệp. Trao đổi với Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Luật sư Lê Nhung đã có những chia sẻ xung quanh tác động của dự thảo này đối với khối doanh nghiệp nhỏ và vừa.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

    Không ai phủ nhận vai trò của minh bạch thông tin và truy xuất nguồn gốc trong quản lý chất lượng hàng hóa. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là: liệu các quy định pháp lý hiện nay có thật sự “cân sức” với phần đông doanh nghiệp Việt, đặc biệt là khu vực nhỏ và siêu nhỏ hay không?

    Không thể áp luật một cách cứng nhắc

    Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, việc sửa đổi, bổ sung Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn mới, trong đó có yêu cầu số hóa, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và liên thông dữ liệu giữa các khâu trong chuỗi cung ứng.

    sua-luat-chat-luong-san-pham-hang-hoa-dung-day-doanh-nghiep-nho-vao-the-bi-2.jpg

    Nhiều quy định mới về chất lượng sản phẩm có thể khiến doanh nghiệp nhỏ thêm gánh nặng chi phí, nếu thiếu hỗ trợ kỹ thuật và lộ trình phù hợp. Ảnh minh hoạ

    Đây là bước đi cần thiết để nâng cao chất lượng hàng hóa trong nước, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật mà nhiều thị trường xuất khẩu lớn đang áp dụng ngày càng khắt khe. Trong bối cảnh kinh tế số và xu thế bảo vệ người tiêu dùng gia tăng, việc minh bạch hóa sản phẩm ,từ nguồn gốc đến thông tin kỹ thuật là xu hướng không thể đảo ngược.

    Tuy nhiên, điều đáng lưu tâm là nếu luật hóa một cách cứng nhắc mà không phân loại doanh nghiệp hay chuẩn bị hạ tầng hỗ trợ tương xứng, thì chính sách tốt có thể phản tác dụng, gây khó khăn cho chính các chủ thể đang sản xuất và kinh doanh chân chính.

    Tại phiên họp 46 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng Ban Pháp chế của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, chất lượng sản phẩm, hàng hóa là lĩnh vực quan trọng, cần được tăng cường quản lý.

    Tuy nhiên, theo ông Tuấn, dự luật đang quy định theo hướng tăng trách nhiệm lên rất nhiều cho doanh nghiệp, như yêu cầu sản phẩm phải ghi nhãn vật lý, nhãn điện tử, hộ chiếu số; sản phẩm phải có mã số, mã vạch… để truy xuất nguồn gốc.

    Ông nhận định, đây là những yêu cầu tốt về mặt quản lý, nhưng sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy, ông đề nghị cơ quan soạn thảo cần rà soát các quy định để giảm thiểu nghĩa vụ tài chính, nhất là với nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ.

    Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp từ qúa trình sản xuất thực tế, ông Nguyễn Duy Phương – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vina Heaway – cho biết, bản thân hoàn toàn ủng hộ chủ trương nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc.

    “Nhưng thực tế vận hành tại doanh nghiệp sản xuất cho thấy: để thực hiện đầy đủ các yêu cầu như nhãn điện tử, mã số mã vạch gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia, chúng tôi phải đầu tư thêm hệ thống phần mềm chuyên dụng, thuê đơn vị tư vấn, đào tạo lại đội ngũ, tổng chi phí có thể gấp 5 đến 7 lần so với hiện nay”, ông Nguyễn Duy Phương chia sẻ.

    Theo ông Phương, nếu áp dụng đồng loạt các yêu cầu này trong một thời gian ngắn, rất nhiều doanh nghiệp sẽ bị ngợp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp sản xuất nội địa, vốn đang phục hồi chậm sau đại dịch. Ông cho rằng, luật nên có lộ trình chuyển tiếp rõ ràng, hỗ trợ về công nghệ và ưu đãi tài chính để doanh nghiệp có thể thực hiện nghiêm túc, thay vì làm qua loa để đối phó.

    Luật cần mở, doanh nghiệp nhỏ mới sống được

    sua-luat-chat-luong-san-pham-hang-hoa-dung-day-doanh-nghiep-nho-vao-the-bi-3 (2)

    Luật sư Lê Thị Nhung – Giám đốc Công ty Luật TNHH L&A Legal Experts (Đoàn luật sư Hà Nội).

    Dưới góc nhìn pháp lý, luật sư Lê Thị Nhung – Giám đốc Công ty Luật L&A Legal Experts (Đoàn luật sư Hà Nội) phân tích: dự thảo luật cần cân nhắc kỹ sự phân tầng giữa các nhóm doanh nghiệp. Không thể áp cùng một chuẩn giám sát cho cả doanh nghiệp có hàng trăm sản phẩm lưu hành lẫn những đơn vị khởi nghiệp chỉ có vài mẫu hàng hóa.

    “Việc yêu cầu ghi nhãn vật lý kèm điện tử, đồng thời cập nhật cơ sở dữ liệu truy xuất, có thể phù hợp với doanh nghiệp lớn, đã số hóa chuỗi cung ứng. Nhưng với các cơ sở siêu nhỏ, không có nền tảng kỹ thuật, điều này là gánh nặng thật sự, chưa kể chi phí đào tạo, vận hành”, bà Nhung nói.

    Luật sư cũng lưu ý rằng, theo nguyên tắc pháp luật kinh doanh, mọi quy định phát sinh nghĩa vụ đều phải rõ ràng, khả thi, có thời gian chuyển tiếp hợp lý và tránh chồng chéo. Trong bối cảnh hiện nay, nếu không có cơ chế hỗ trợ kỹ thuật và chi phí, rất nhiều doanh nghiệp sẽ bị loại khỏi cuộc chơi – không phải vì làm sai, mà vì “không đủ sức để làm đúng”.

    Đồng quan điểm, luật sư Tạ Anh Tuấn – Giám đốc điều hành Công ty Luật Emme bổ sung: Luật không phải là công cụ để dựng hàng rào kỹ thuật một cách máy móc, mà phải là công cụ tạo động lực phát triển. “Nếu quy định đồng loạt, cứng nhắc, thì sẽ vô tình tạo ra cơ chế “cấm cửa gián tiếp” đối với doanh nghiệp yếu thế, những người không đủ nguồn lực để tuân thủ”, luật sư Tuấn nói.

    Theo ông Tuấn, thay vì đặt ra tiêu chuẩn chung cho tất cả, nhà làm luật nên phân loại doanh nghiệp theo mức độ rủi ro, quy mô và năng lực kỹ thuật. Doanh nghiệp nhỏ nên được phép lựa chọn hình thức ghi nhãn phù hợp, trong khi doanh nghiệp lớn phải thực hiện đầy đủ.

    Ngoài ra, cần khuyến khích mô hình thử nghiệm chính sách (sandbox), trong đó một nhóm doanh nghiệp tự nguyện tham gia áp dụng trước các yêu cầu mới, từ đó hoàn thiện các bước hỗ trợ, điều chỉnh kỹ thuật trước khi nhân rộng.

    Thực hiện chính sách chất lượng là một chặng đường dài, không thể nóng vội. “Quản lý chất lượng không thể bằng cách đánh đố năng lực thực tế của người sản xuất, mà phải bằng cách xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ để họ làm đúng một cách tự nhiên, tự nguyện”, luật sư Tạ Anh Tuấn nhấn mạnh.

    Nguồn: Sửa luật chất lượng sản phẩm: Đừng đẩy doanh nghiệp nhỏ vào thế bí



    Bài viết gần đây
    Bài viết đọc nhiều nhất
    Bài viết cùng danh mục
    LUẬT SƯ NHUNG CHIA SẺ QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ: HÀNG TỒN - GÁNH NẶNG VÔ HÌNH ĐẨY TIỂU THƯƠNG RA LỀ CẢI CÁCH

    Hàng tồn không chỉ là những món hàng nằm im trên kệ, mà còn là gánh nặng âm thầm đè lên vai tiểu thương mỗi ngày. Trong guồng quay của thị trường, áp lực hàng tồn buộc nhiều tiểu thương phải tự tìm lối thoát, chủ động bước ra khỏi vùng an toàn để tự mình "cải cách". Luật sư Lê Nhung cũng đã có những chia sẻ đáng chú ý xung quanh vấn đề này.

    Xem thêm
    LUẬT SƯ NHUNG CHIA SẺ QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ: MỸ PHẨM DƯỚI “TẦNG NGẦM” - KỲ 2: SỰ THẬT SAU ÁNH ĐÈN LIVESTREAM

    Sau ánh đèn rực rỡ của các buổi livestream bán hàng là một “thế giới ngầm” đầy biến tướng – nơi mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, không kiểm định chất lượng được rao bán công khai mỗi ngày. Những lời quảng cáo hấp dẫn, doanh thu hàng chục triệu chỉ sau vài giờ phát sóng... nhưng ít ai biết được sự thật đằng sau đó. Trong kỳ này, phóng viên đã có buổi làm việc với Luật sư Lê Nhung để làm rõ hơn những góc khuất pháp lý xoay quanh hoạt động livestream bán mỹ phẩm trôi nổi.

    Xem thêm
    LUẬT SƯ LÊ NHUNG CHIA SẺ QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ: "VẾT RẠN" TRONG QUẢNG CÁO THỰC PHẨM – KỲ CUỐI: CẦN “TƯỜNG LỬA” CHO NIỀM TIN TIÊU DÙNG

    Niềm tin tiêu dùng với quảng cáo thực phẩm đang xuất hiện nhiều “vết rạn” khó lành, khi không ít sản phẩm được tô vẽ quá đà so với thực tế. Tại Báo diễn đàn Doanh nghiệp, Luật sư Lê Nhung đã lên tiếng về vấn đề này, cho rằng cần sớm thiết lập một “tường lửa” để bảo vệ người tiêu dùng trước những thông tin sai lệch.

    Xem thêm
    LUẬT SƯ LÊ NHUNG CHIA SẺ QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ: "VẾT RẠN" TRONG QUẢNG CÁO THỰC PHẨM – KỲ 4: KHI CƠ QUAN KIỂM TRA TRỞ THÀNH “LÁ CHẮN” BẤT ĐẮC DĨ

    Khi người tiêu dùng bị dẫn dắt, còn người kiểm tra lại bị “chắn đạn”… “Vết rạn” trong quảng cáo thực phẩm không chỉ nằm ở nội dung sai lệch, mà còn ở cách các cơ quan kiểm tra bị biến thành “lá chắn” bất đắc dĩ – Trong báo diễn đàn Doanh nghiệp Luật sư Lê Nhung chia sẻ thêm nhiều góc nhìn đáng suy ngẫm.

    Xem thêm
    LUẬT SƯ NHUNG CHIA SẺ QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ HẬU KIỂM MINH BẠCH, THỂ CHẾ LIÊM CHÍNH: GỠ "NÚT THẮT" CHO DOANH NGHIỆP TUÂN THỦ

    Giới hạn thanh tra doanh nghiệp một lần mỗi năm là tín hiệu tích cực về cải cách. Tuy nhiên, trong diễn đàn Doanh nghiệp luật sư Lê Nhung cho rằng hiệu quả thực tế còn phụ thuộc vào cách thực thi và mức độ liêm chính của bộ máy, nếu không, chính sách dễ bị vô hiệu qua các hình thức kiểm tra biến tướng.

    Xem thêm
    LUẬT SƯ LÊ NHUNG CHIA SẺ QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ CẤT CÁNH TỪ THỂ CHẾ - BÀI 2: TƯ DUY ĐỘT PHÁ, THỂ CHẾ KHAI THÔNG

    Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đến Nghị quyết 68-NQ/TW, khát vọng phát triển đang đặt thể chế vào tâm điểm của cải cách…

    Xem thêm
    Zalo icon